Mô hình nhà lưới trồng táo ở Ninh Thuận
Ruồi vàng là loại côn trùng rất nguy hiểm cho cây táo, khi ruồi vàng chích vào quả, sinh trứng và nở ra ấu trùng sống bên trong, khiến trái thối và rụng, dẫn đến sản lượng táo thu hoạch thấp. Theo nguồn tin từ hộ trồng táo của ông Võ Hiếu tại huyện Ninh Phước, có lúc ông thu hoạch 1 tấn táo, nhưng phải bỏ từ 3 đến 4 tạ vì trái bị hư do côn trùng phá hoại.
Trước tình trạng ruồi vàng đục quả và các loại côn trùng gây hại cây trồng, Ông Võ Hiếu và một số hộ trồng táo ở tỉnh Ninh Thuận đã áp dụng phương pháp trồng táo trong nhà lưới, giúp bà con chắn côn trùng hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, nhưng vẫn mang lại năng suất thu hoạch cao.
Vật tư thi công nhà lưới trồng táo
Lưới chắn côn trùng: còn gọi là lưới cước, lưới màng hay lưới mùng, đây là vật tư chính được sử dụng bao quanh nhà lưới.
Dây cước làm giàn nâng đỡ lưới: ưu tiên chọn dây có bọc nhựa hoặc dây cước trong, để làm giảm độ ma sát giữa dây và lưới.
Cây làm trụ: Ở Ninh Thuận, bà con thường chọn cây tre có đường kính khoảng 4- 5 m để làm trụ nhà lưới vì độ bền cao và giá thành tiết kiệm.
Các vật dụng khác như: búa, kéo, kiềm, chỉ và kim may lưới.
Lợi ích trồng táo trong nhà lưới
Nhà lưới phù hợp để canh tác nhiều loại cây trồng như: cây táo, cam, mận, cải xanh, xà lách, mồng tơi, nấm… Mô hình trồng cây trong nhà lưới mang lại năng suất cao vì:
- Chắn côn trùng hiệu quả: ô lưới nhỏ từ 15 – 32 mesh, giúp ngăn chặn các loại côn trùng xâm nhập và phá hoại cây trồng như: ruồi vàng, kiến, bọ…
- Giảm thiểu rủi ro về thời tiết như: nắng gắt, mưa lớn, gió, bụi bẩn…
- Tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp, độ bền và năng suất thu hoạch cao
- Tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, giúp cây trồng phát triển thuận lợi.
Theo khảo sát của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, tại những vườn táo được trồng trong nhà lưới, năng suất vườn táo đạt từ 40 – 50 tấn/ha, cao hơn từ 1,25 – 2 lần so với vườn táo không được trồng trong nhà lưới. Phương pháp này còn giúp giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 18 – 22 lần/vụ. Ngoài ra, nhà lưới trồng táo còn cho chất lượng quả đồng đều, mẫu mã đẹp nên thường có giá cao hơn 1,5 lần so với vườn không có nhà lưới.
(Trích nguồn: dantocmiennui.vn)
Chọn lưới phù hợp làm nhà lưới
Với kích thước ô lưới nhỏ khoảng từ 15 – 32 mesh, lưới chắn công trùng hay còn được gọi lưới cước, lưới mùng, là sản phẩm phù hợp nhất để thi công nhà lưới.
Trên thị trường, Lưới mùng có đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ, dẫn đến giá thành và chất lượng khác nhau. Lưới làm nhà lưới do công ty Thiên Phước sản xuất theo công nghệ hiện đại Thái Lan, chất liệu từ nhựa HDPE nguyên sinh 100%, nên sợi lưới dai, chắc và độ có độ bền cao (tuổi thọ tối thiểu 5 năm trong môi trường tự nhiên). Ngoài ra, Thiên Phước còn nhận đặt may kích thước theo yêu cầu, giúp bà con dễ dàng thi công nhà lưới với quy cách phù hợp.
Cách làm nhà lưới đơn giản
Bước 1: Dựng trụ.
Chiều cao trụ sẽ dựng khác nhau tuỳ theo mỗi loại cây trồng.
Đối với rau trồng thấp: nên dựng trụ cao khoảng 2m, sao cho khoảng cách từ mái nhà lưới đến mặt đất vừa đủ, giúp bà con dễ dàng vào trong nhà lưới và chăm sóc vườn rau.
Cây ăn quả như táo, cam…: chiều cao của các loại cây này khoảng 1.5m đến 2m, vì thế bà con nên dựng trụ cao khoảng 3.5m so với mặt đất, nhằm tạo sự thông thoáng bên trong nhà lưới, cũng như tránh rủi ro các ngọn cây tiếp xúc làm rách lưới.
Bước 2: Tạo khung.
Sau khi dựng trụ xong, chúng ta tiến hành đi dây cước tạo khung.
Lưu ý:
- Nên đan dây cước một sợi trên và một sợi dưới, nhằm tạo sự chắc chắn.
- Dùng lưới hoặc vải để bao đầu trụ, nhằm giảm tác động của sự ma sát giữa đầu trụ với lưới, vì nếu ma sát lâu ngày, sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của lưới.
Bước 3: Phủ lưới chắn côn trùng lên khung.
Kéo một đầu tấm lưới lên mái trước, sau đó lần lượt đưa các phần còn lại lên sau. Bà con lưu ý, cần phải kéo lưới thật căng, nhằm giảm tình trạng lưới bị phập phồng khi gió tác động. Chúng ta nên kéo lưới theo hướng gió để việc thi công dễ dàng hơn. Mỗi tấm lưới sau khi được kéo xong, cần được neo lại để tránh bị bung lưới.
Phủ xong tấm lưới thứ nhất, tiếp tục phủ thêm các tấm lưới tiếp theo, sau đó dùng chỉ may lưới để may nối các tấm lưới lại với nhau.
Sau khi hoàn tất công đoạn phủ lưới lên mái, bà con kéo lưới xung quanh để tạo thành một nhà lưới kín.
Cách thi công nhà lưới trồng táo đơn giản.
Để được tư vấn quy trình và mesh size phù hợp để thi công nhà lưới, hãy liên hệ ngay Nhà Sản Xuất lưới Thiên Phước qua Hotline: 0909.227.255, Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình 24/7 và báo giá tốt nhất đến quý khách.